Báo cáo SKKN Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học phân môn Luyện từ và câu Lớp 3
Phân môn Luyện từ và câu cũng nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thực hiện tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời có khả năng hiểu và sử dụng các kiểu câu của người khác nói ra trong hoàn cảnh giao tiếp. Có thể nói Luyện từ và câu là phân môn thực hành và rèn luyện tổng hợp, có tính chất tích hợp các phân môn khác trong môn Tiếng Việt.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy Luyện từ và câu là phân môn khó trong các phân môn của môn Tiếng Việt, rất nhiều học sinh không hứng thú học tiết học này, một phần lớn do vốn từ còn hạn chế, khả năng diễn đạt chưa tốt. Học sinh thường ngại đọc các câu chuyện cổ tích hay các tác phẩm văn học để củng cố vốn từ, mà ngược lại chỉ thích đọc truyện tranh. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập, do vốn từ còn hạn chế, khả năng tư duy ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp của các em còn nhiều lung túng nên học sinh còn ngại nói vì vậy tiết học chưa đạt hiệu quả cao.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo SKKN Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học phân môn Luyện từ và câu Lớp 3

học sinh đều có thể tham gia được. Trò chơi phải là một bộ phận của bài học, là một phần cấu tạo nên bài học. Trò chơi cuốn hút học sinh nếu có sự giả định từ tên gọi, từ tình huống đến kết quả chơi như thi đặt câu theo mẫu, thi tìm từ nhanh thông qua tên gọi như: chim về tổ, ai nhanh, ai đúng, ai tài đối đáp, tiếp sức, rung chuông vàng, ô chữ Olympia, ghép đôi, đố bạn, truyền điện, hỏi nhanh đáp giỏi, xếp từ theo nhóm, trổ tài nhân hóa, truy tìm dấu phẩy du dương độc đáo đèn điện bản nhạc tinh xảo Máy móc chế tạo mới mẻ đồng hồ Ví dụ: Giáo viên tổ chức trò chơi “Xếp từ theo nhóm”, sách giáo khoa Tiếng Việt 3, tập 1 trang 92 ở tuần 12. Bài tập 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào ba nhóm: đặc sắc sáng tác rô – bốt sáng chế thí nghiệm phát minh Chỉ sản phẩm Chỉ hoạt động Chỉ đặc điểm M: đồng hồ chế tạo tinh xảo Đối với dạng trò chơi này, tôi thường thiết kế các thẻ nhựa để có thể ghi được tất cả các yêu cầu của bài tập lên đó và tái sử dụng lại được cho những bài tập khác. 1.3. Biện pháp 3: Tạo cho học sinh thích thú tham gia làm bài tập thông qua hình ảnh trực quan Trong giờ học Luyện từ và câu đồ dùng học tập có thể là tranh phóng to, vật thật để mô tả tìm từ và ý trong bài tập. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bài dạy sẽ thu hút và kích thích sự tập trung vào bài học của các em hơn. Thông qua các video, hình ảnh sinh động mô tả như thật phù hợp với các dạng bài tập cần sự hỗ trợ hình ảnh sẽ giúp các em dễ dàng tìm được đáp án nhanh cho bài tập hơn. Ví dụ: Ở tuần 17 khi dạy bài tập 1: Tìm trong đoạn văn sau những cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau: Giá sách được bài trí so le: ngăn cao, ngăn thấp, ngăn rộng, ngăn hẹp. Những cuốn sách dày, mỏng đứng cạnh nhau. Trên cùng là hai bức tranh một lớn, một bé. Nhưng tất cả đều hài hòa, gọn gàng, đẹp mắt. Giáo viên cho học sinh xem tranh, ảnh thì các em sẽ thích hơn và nhớ lâu hơn. M: Cao – thấp Từ đó các em xem video hay tranh ảnh để tìm ra từ trái nghĩa: rộng – hẹp; dày – mỏng; lớn – bé. 1.4. Biện pháp 4: Tạo hứng thú cho học sinh qua phương pháp đặt vấn đề Trong một bài tập giáo viên tác động vào phần lệnh của bài để giúp các em thấy được sự thú vị, tò mò về vấn đề cần tìm hiểu trong bài. Qua đó, giúp các em tập trung sâu vào bài tập hơn, cảm thấy thích và muốn tìm hiểu vấn đề được đề cập trong bài học. Giáo viên có thể vào bài hấp dẫn, hứng thú của các em cũng được khơi dậy từ việc chỉ ra vẻ đẹp của một từ. Đối với các dạng bài tập về từ đồng nghĩa và trái nghĩa giáo viên có thể giải thích và nêu một số ngữ cảnh có sử dụng từ cho sẵn để học sinh phát hiện từ. Khi đó việc tìm từ của các em sẽ đúng hướng, đúng yêu cầu và đạt hiệu quả như mong muốn. Ví dụ: Dạng bài tập hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì? - Với bài tập này giáo viên yêu cầu học sinh xác định yêu cầu bài tập. - Giáo viên giúp học sinh nắm yêu cầu, khơi gợi lại nội dung bài tập đọc bằng cách đặt những câu hỏi gợi ý để học sinh đặt câu theo mẫu Ai là gì? Chẳng hạn: - Bạn Tuấn là gì? Học sinh nêu: là người anh tốt bụng, thương em, nhường em, ( Bạn Tuấn là người anh tốt bụng) Giả sử em là Tuấn thì Em làm gì? ( đối với em gái mình) Mỗi học sinh suy nghĩ tự viết vào. Qua đó giáo viên giáo dục học sinh. 1.5. Biện pháp 5: Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc cho học sinh hoạt động nhóm Dạy học Luyện từ và câu bằng phương pháp hợp tác nhóm nhằm hình thành ở học sinh khả năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp miệng, khả năng hợp tác, khả năng thích ứng và khả năng độc lập suy nghĩ, khi tổ chức dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 bằng phương pháp học hợp tác nhóm, giáo viên cũng có cơ hội tận dụng ý kiến và kinh nghiệm của người học. Học sinh khi làm việc theo nhóm, hơn hẳn khi làm việc độc lập, các em dễ dàng nghĩ ra cách làm và đáp án của bài tập. Sử dụng phương pháp học hợp tác nhóm trong dạy học Luyện từ và câu lớp 3 cần phải đáp ứng các yêu cầu: Các đề tài đưa ra thảo luận phải có tác dụng kích thích sự suy nghĩ, tò mò của các em, cần đảm bảo học sinh hiểu những gì mình được học thông qua thảo luận và khuyến khích động viên học sinh mạnh dạn tham gia thảo luận. Để sử dụng phương pháp học hợp tác nhóm, giáo viên cần sử dụng những biện pháp và kĩ thuật sau: Lập kế hoạch cho buổi thảo luận nhóm, tổ chức hoạt động cho các nhóm thảo luận, đưa ra hệ thống câu hỏi mở để kích thích khả năng sáng tạo của học sinh. Cần lưu ý rằng hình thức thảo luận, chỉ những vấn đề cần thiết mới đưa ra thảo luận, nếu không sẽ làm tăng lãng phí thời gian của cả lớp. học tập hiền lành chăm chỉ bé tí Ví dụ: Ở tuần 15 khi dạy bài tập 1: Xếp các từ ngữ sau thành các cặp có nghĩa giống nhau: to lớn yêu thương hiền hậu chịu khó nhỏ xíu khổng lồ yêu quý học hành Đối với bài tập này giáo viên thiết kế các thẻ từ bằng nhựa để tái sử dụng, các nhóm sẽ thảo luận và hợp tác để đưa ra kết quả chung của nhóm như: Các cặp có nghĩa giống nhau: bé tí – nhỏ xíu; chăm chỉ – chịu khó; hiền lành – hiền hậu; học tập – học hành; to lớn – khổng lồ; yêu thương – yêu quý. 1.6. Biện pháp 6: Tạo húng thú cho học sinh bằng các tình huống Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề nhằm hình thành ở học sinh khả năng tư duy giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng, khả năng hợp tác trong đời sống đặc biệt trong giao tiếp. Phương pháp này đòi hỏi học sinh tham gia giải quyết các vấn đề do một hoặc một số tình huống đặt ra. Nhờ đó học sinh vừa nắm được kiến thức, vừa phát triển tư duy sáng tạo và chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới. Tình huống có vấn đề là một tình huống gợi ra cho học sinh những khó khăn về lý luận hay thực tiễn mà các em thấy cần thiết và có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc nhờ một thuật giải, mà phải trải qua một quá trình tích cực suy nghĩ hoạt động để biến đổi đối tượng hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có. Tình huống có vấn đề trong dạy học Luyện từ và câu lớp 3 được xây dựng trên 3 yếu tố: nhiệm vụ nhận thức, nhu cầu nhận thức và khả năng nhận thức. Khi dạy học Luyện từ và câu ở lớp 3 bằng các tình huống có vấn đề , giáo viên có thể tạo các tình huống có vấn đề bằng cách nêu mục đích hình thành kiến thức và kĩ năng mới; nêu nhu cầu cần biết kiến thức mới của bản thân học sinh; nêu dự báo khả năng nắm được kiến thức kĩ năng mới đó của học sinh. Ví dụ: Em hãy đặt câu với tình huống sau: Em được mẹ tặng cho một con gấu bông rất đẹp. Với dạng này học sinh phải tư duy giải quyết vấn đề, vận dụng vốn từ, từ đó đưa ra kết quả qua khả năng của từng học sinh. Chẳng hạn như: - Ôi! Con cảm ơn mẹ ạ! - Con cảm ơn mẹ nhiều lắm!... * Kết quả cụ thể: Qua việc áp dụng một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học phân môn luyện từ và câu lớp 3 chất lượng học tập được nâng cao; Học sinh hứng thú học tập phân môn luyên từ và câu hơn, vận dụng tốt cách dùng từ, viết câu, sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cho việc đổi mới giáo dục hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy ngày càng tốt hơn, học sinh luôn nâng cao ý thức học tập, tạo điều kiện phát triển vốn từ và câu trong phân môn, đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 của học sinh, cụ thể như sau: Lớp Tổng số học sinh Mức độ hứng thú đầu năm Mức độ hứng thú cuối năm Tăng so với đầu năm SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Ba 3 31 17 54,8 31 100 14 45,2 * Điểm mới của sáng kiến nêu trên là: Sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học phân môn luyện từ và câu lớp 3” Giúp tất cả học sinh còn hạn chế về sử dụng câu, từ, biện pháp tu từ nắm được cách viết đoạn văn rất nhanh đặc biệt thông qua trò chơi học tập, học sinh sẽ nhớ mãi kiến thức trong đầu. Học sinh hứng thú học tập thì luôn tạo cảm xúc và sáng tạo dùng từ và đặt câu trong viết đoạn văn. Sáng kiến áp dụng vào thực tế cho việc giảng dạy phân môn luyện từ và câu ở lớp 3 đã đạt được hiệu quả giáo dục chất lượng cao cho nhà trường trong năm học. Từ đó học sinh luôn học tập tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức và rèn luyện thành kĩ năng. Sáng kiến đã góp phần cải thiện năng lực hiểu từ và câu của học sinh một cách rõ rệt. 2. Phạm vi ảnh hưởng: 2.1. Ứng dụng trong cơ quan, đơn vị , địa phương: Các biện pháp nêu trên đã áp dụng tại lớp ba 3 trường Tiểu học Thoại Ngọc Hầu rất khả thi, đã được triển khai trong hội đồng sư phạm bằng việc mở chuyên đề tháng 11 năm học 2023-2024. Giáo viên các khối lớp áp dụng giảng dạy đạt hiệu quả cao. 2.2. Ứng dụng hoặc đã chuyển giao ứng dụng ngoài phạm vi cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh: Trong sinh hoạt chuyên môn lần một tháng 11 năm 2023 của khối lớp 3 trường Tiểu học Phan Văn Năm, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long tôi đã chia sẻ các biện pháp và được lớp ba 1 áp dụng đạt kết quả tốt. Cùng với các biện pháp này, tôi đã triển khai đến khối lớp 3 của trường Tiểu học Mỹ Thuận, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long vào tháng 12 năm 2023. Giáo viên chủ nhiệm lớp ba 1 đã áp dụng đạt hiệu quả cao. 2.3. Ứng dụng hoặc đã chuyển giao ứng dụng ngoài phạm vi cơ quan, đơn vị, địa phương ngoài tỉnh: Các biện pháp của sáng kiến đã được đăng trên cổng thông tin điện tử của nhà trường để các đồng nghiệp trong và ngoài thị xã tham khảo, áp dụng. C. Khả năng mở rộng phạm vi ảnh hưởng, tiềm năng khai thác hiệu quả của sáng kiến, đề tài Đối với sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học phân môn luyện từ và câu lớp 3” đã áp dụng tại lớp ba 3 trường Tiểu học Thoại Ngọc Hầu rất khả thi ,đã được triển khai trong hội đồng sư phạm bằng việc mở chuyên đề tháng 11 năm học 2023-2024. Tôi đã chia sẻ các biện pháp này ở trường Tiểu học Phan Văn Năm, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long trong sinh hoạt chuyên môn lần một tháng 11 năm 2023; tôi đã triển khai đến khối lớp 3 của trường Tiểu học Mỹ Thuận, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long vào tháng 12 năm 2023 đã áp dụng đạt hiệu quả cao. Người báo cáo sáng kiến Nguyễn Văn Khiết Xác nhận của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thoại Ngọc Hầu Huỳnh Ngọc Phương Giấy chứng nhận sáng kiến số: ./ (ghi số ký hiệu QĐ công nhận)/QĐ-TNH 1. Tóm tắt nội dung sáng kiến: 1.1. Biện pháp 1: Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua xác định mục tiêu bài học - Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học cụ thể để xác định phương pháp dạy cũng như truyền đạt mục tiêu bài học đến học sinh ngắn gọn. - Giáo viên cần liên hệ với thực tế, gần gũi để biết mục đích của bài học, nêu rõ nhiệm vụ của học sinh cần làm gì, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học ở các lớp dưới cũng như khả năng của cá nhân để hình thành kiến thức cũng như kĩ năng dùng từ mới của các em. 1.2. Biện pháp 2: Tạo hứng thú học tập thông qua trò chơi Trò chơi học tập không chỉ nhằm vui chơi, giải trí mà còn góp phần củng cố kiến thức, kỹ năng học tập của các em. Trò chơi còn làm giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi của các em. Trên thực tế, trò chơi học tập luôn luôn đem lại hứng thú học cả người lớn cũng như trẻ em. Giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. 1.3. Biện pháp 3: Tạo cho học sinh thích thú tham gia làm bài tập thông qua hình ảnh trực quan Trong giờ học Luyện từ và câu đồ dùng học tập có thể là tranh phóng to, vật thật để mô tả tìm từ và ý trong bài tập. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bài dạy sẽ thu hút và kích thích sự tập trung vào bài học của các em hơn. Thông qua các video, hình ảnh sinh động mô tả như thật phù hợp với các dạng bài tập cần sự hỗ trợ hình ảnh sẽ giúp các em dễ dàng tìm được đáp án nhanh cho bài tập hơn. 1.4. Biện pháp 4: Tạo hứng thú cho học sinh qua phương pháp đặt vấn đề Trong một bài tập giáo viên tác động vào phần lệnh của bài để giúp các em thấyđược sự thú vị, tò mò về vấn đề cần tìm hiểu trong bài. Qua đó, giúp các em tập trung sâu vào bài tập hơn, cảm thấy thích và muốn tìm hiểu vấn đề được đề cập trong bài học. Đối với các dạng bài tập về từ đồng nghĩa và trái nghĩa giáo viên có thể giải thích và nêu một số ngữ cảnh có sử dụng từ cho sẵn để học sinh phát hiện từ. Khi đó việc tìm từ của các em sẽ đúng hướng, đúng yêu cầu và đạt hiệu quả như mong muốn. 1.5. Biện pháp 5: Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc cho học sinh hoạt động nhóm Dạy học Luyện từ và câu bằng phương pháp hợp tác nhóm nhằm hình thành ở học sinh khả năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp miệng, khả năng hợp tác, khả năng thích ứng và khả năng độc lập suy nghĩ. Các đề tài đưa ra thảo luận phải có tác dụng kích thích sự suy nghĩ, tò mò của các em, cần đảm bảo học sinh hiểu những gì mình được học thông qua thảo luận và khuyến khích động viên học sinh mạnh dạn tham gia thảo luận. Lập kế hoạch cho buổi thảo luận nhóm, tổ chức hoạt động cho các nhóm thảo luận, đưa ra hệ thống câu hỏi mở để kích thích khả năng sáng tạo của học sinh. Cần lưu ý rằng hình thức thảo luận, chỉ những vấn đề cần thiết mới đưa ra thảo luận, nếu không sẽ làm tăng lãng phí thời gian của cả lớp. 1.6. Biện pháp 6: Tạo húng thú cho học sinh bằng các tình huống Tình huống có vấn đề là một tình huống gợi ra cho học sinh những khó khăn về lý luận hay thực tiễn mà các em thấy cần thiết và có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc nhờ một thuật giải, mà phải trải qua một quá trình tích cực suy nghĩ hoạt động để biến đổi đối tượng hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có. Giáo viên có thể tạo các tình huống có vấn đề bằng cách nêu mục đích hình thành kiến thức và kĩ năng mới; nêu nhu cầu cần biết kiến thức mới của bản thân học sinh; nêu dự báo khả năng nắm được kiến thức kĩ năng mới đó của học sinh. * Điểm mới của sáng kiến nêu trên là: Sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học phân môn luyện từ và câu lớp 3” Giúp tất cả học sinh còn hạn chế về sử dụng câu, từ, biện pháp tu từ nắm được cách viết đoạn văn rất nhanh đặc biệt thông qua mục tiêu; trò chơi học tập; hình ảnh trực quan; phát hiện vấn đề; hoạt động nhóm và các tình huống sẽ giúp các em hứng thú học tập hơn phân môn Luyện từ và câu 2. Lợi ích kinh tế - xã hội có thể thu được do áp dụng sáng kiến: Lợi ích kinh tế: Giáo viên tiết kiệm được về mặt thời gian. Xây dựng kế hoạch và soạn bài không bị sai sót, tiết kiệm được trong quá trình in ấn. Giáo viên xây dựng bài trên trình chiếu và chủ yếu sử dụng vật liệu sẵn có đỡ tốn công làm đồ dùng, không tốn tiền mua đồ dùng, nguyên vật liệu. Lợi ích xã hội: Giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động giảng dạy trên lớp nhằm tạo sự húng thú học tập của học sinh. Các tiết dạy có sự đổi mới, sáng tạo theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm. Nắm chắc kiến thức chuyên môn và có thể áp dụng vào trong giảng dạy đạt hiệu quả. Có động lực thi đua cùng nhau cố gắng trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động chuyên môn nói riêng.
File đính kèm:
bao_cao_skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hung_thu_hoc_pha.docx