Báo cáo SKKN Biện pháp rèn kỹ năng viết câu đúng, câu hay cho học sinh Lớp 5 trong phân môn Luyện từ và câu

Đối với giáo viên: Phải dạy tốt các nội dung kiến thức liên quan đến câu.

- Cấu tạo câu: Hiểu thế nào là câu: Câu là một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định, diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn, dùng để thực hiện một mục đích nào đó.

- Dấu hiệu nhận biết câu: Khi nói, câu phải có ngữ điệu kết thúc; khi viết, cuối câu phải đặt một trong các dấu câu: dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

- Phân loại câu: Câu đơn là câu do một cụm chủ ngữ – vị ngữ (gọi tắt là cụm chủ vị) tạo thành. Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại với nhau. Mỗi vế câu trong câu ghép thường có cấu tạo giống câu đơn (là cụm chủ ngữ - vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.

- Muốn học sinh nắm chắc về cấu tạo câu, khi học đến câu ghép người giáo viên cần khắc sâu cho học sinh sự khác biệt giữa các kiểu cấu tạo câu mà học sinh hay nhầm lẫn. Quá trình này cần phải thực hiện thường xuyên mới đem lại hiệu quả.

docx 12 trang Thu Nga 19/03/2025 170
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo SKKN Biện pháp rèn kỹ năng viết câu đúng, câu hay cho học sinh Lớp 5 trong phân môn Luyện từ và câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo SKKN Biện pháp rèn kỹ năng viết câu đúng, câu hay cho học sinh Lớp 5 trong phân môn Luyện từ và câu

Báo cáo SKKN Biện pháp rèn kỹ năng viết câu đúng, câu hay cho học sinh Lớp 5 trong phân môn Luyện từ và câu
 tiếp.
1.5. Biện pháp thứ 5: Giúp học sinh nhận diện câu và sửa lỗi viết câu
* Đối với giáo viên: Hướng dẫn học sinh nhận diện câu Tiếng Việt: Trên thực tế cho thấy, khi nhận diện cũng như khi đặt câu, học sinhy hay nhầm lẫn một số thành phần câu (trạng ngữ) được phát triển thành câu dài. Để giảm bớt độ khó của bài tập khi thực hành cho học sinh nhất là học sinh học chậm. Giáo viên nên để hai đoạn thoại nhìn có vẻ như nhau nhưng thực chất một bên là câu, một bên chưa phải là câu để học sin phát hiện ra những lỗi khác nhau.
Ví dụ: Mỗi dòng sau đây là câu hay chưa là câu?
1. Mặt nước hồ trong xanh.
2.Trên mặt hồ nước trong xanh.
3. Những làng xóm ngày nào đã trở thành.
4. Những làng xóm ngày nào đã trở thành khu phố sầm uất.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu bài tập. Giáo viên củng cố về khái niệm câu: Câu có nội dung thông báo hoàn chỉnh và có kết cấu nồng cốt câu CN-VN.
* Đối với học sinh: Nắm vững kiến thức về câu, xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Câu 2 và 3 chưa phải là câu. Câu 1 và 4 là câu. 
1. Mặt nước hồ trong xanh.
 CN VN
4. Những làng xóm ngày nào đã trở thành khu phố sầm uất.
 CN VN
Học sinh phải hiểu câu phải có nghĩa, vì có nghĩa giúp ta hiểu được nội dung thông báo. Cấu trúc câu phải đủ nồng cốt: câu có hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Học sinh phải nắm được chủ ngữ nêu tên sự vật hiện tượng có hành động, đặc điểm trạng thái được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ.
Ví dụ: Em đang học bài.
 CN VN
Vị ngữ chỉ ra hành động, trạng thái, tính chất, quan hệ của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ do động từ, tính từ (cụm động từ, cụm tính từ) hoặc do các từ, cụm từ khác đảm nhiệm.
	1.6. Biện pháp thứ 6: Phát huy năng lực học sinh trong hoạt động sửa lỗi
	* Đối với giáo viên: Phát hiện lỗi sai: Giáo viên đưa ra câu văn yêu cầu học sinh phát hiện lỗi sai trong câu bằng các câu hỏi gợi ý: Câu văn có đủ bộ phận chính chưa? Thiếu bộ phận nào? Chữa thế nào để được câu đúng? Câu văn rõ nghĩa chưa? Sửa thế nào để được câu văn rõ nghĩa? Câu văn này đã hay chưa? Vì sao chưa hay?...Giáo viên là người tổng hợp các ý kiến đó, định hướng cách sửa phù hợp, những câu văn phù hợp. Ví dụ:
	1. Là một đồ dùng cá nhân của tôi.
	2. Câu chuyện thú vị này.
	3. Trong tất cả các món ăn ngon mà em biết.
	4. Mặc dù đây chỉ là món ăn đơn giản nhưng chắc hẳn nó đã được trái tim của mọi người mở cửa.
	5. Xung quanh nhà em rực rỡ sắc màu: hoa hồng thơm gây ngất, hoa bưởi thơm nhè nhẹ, hoa cúc thơm dịu.
Câu 1: Thiếu chủ ngữ
Câu 2: Thiếu vị ngữ
Câu 3: Thiếu chủ ngữ và vị ngữ
Câu 4: Diễn đạt chưa rõ nghĩa
Câu 5: Nội dung câu chưa logic về nghĩa
	* Đối với học sinh: Sau khi phát hiện lỗi sai, học sinh suy nghĩ cách sửa và nêu ý kiến của mình. Những học sinh khác nhận xét, bổ sung. Dựa vào định hướng của giáo viên, học sinh có thể sửa như sau:
Câu 1 thêm chủ ngữ: Chiếc ví này là một đồ dùng cá nhân của tôi.
	Câu 2 thêm vị ngữ: Câu chuyện thú vị này không những em thích nghe mà các bạn trong lớp cũng thích.
	Câu 3 thêm chủ ngữ, vị ngữ: Trong tất cả các món ăn ngon mà em biết, em chỉ thích nhất món lẩu thái do mẹ nấu.
	Câu 4 diễn đạt lại cho rõ nghĩa hơn: Mặc dù đây chỉ là món ăn đơn giản nhưng mọi người đều yêu thích và đón nhận bằng cả trái tim.
	Câu 5 sửa lại cho logic: Xung quanh nhà em rực rỡ sắc màu: hoa hồng đỏ thắm, hoa bưởi trắng tinh, hoa cúc vàng tươi.
	Học sinh đọc lại bài của mình, tự tìm những câu văn có lỗi sai tương tự như thế và chữa vào phần chữa lỗi riêng. Những câu văn nào khó, không tự chữa được, học sinh nêu trường hợp đó lên trước lớp
* Điểm mới của sáng kiến: 
Điểm mới của sáng kiến là giúp học sinh nhận diện câu và sửa lỗi viết câu. Bên cạnh đó tôi còn phát huy năng lực học sinh trong hoạt động sửa lỗi, từ đó học sinh biết dùng từ để viết câu đúng câu hay đạt hiệu quả ngày càng cao.
Người báo cáo sáng kiến
Đinh Thị Hồng Điệp
Xác nhận của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thoại Ngọc Hầu
 Huỳnh Ngọc Phương
PHÒNG GD-ĐT THỊ XÃ BÌNH MINH
TRƯỜNG TH THOẠI NGỌC HẦU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY CHỨNG NHẬN SÁNG KIẾN
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THOẠI NGỌC HẦU
Chứng nhận
Bà Đinh Thị Hồng Điệp, Giáo viên Trường Tiểu học Thoại Ngọc Hầu, xã Thuận An, thị xã Bình Minh
 Là tác giả của sáng kiến: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh thông qua việc sử dụng phương pháp thí nghiệm trong môn khoa học lớp 5.
Số: (ghi số thứ tự trong danh sách)/ (ghi số ký hiệu QĐ công nhận).
Thuận An, ngày 22 tháng 05 năm 2024
HIỆU TRƯỞNG
Huỳnh Ngọc Phương

Giấy chứng nhận sáng kiến số: (ghi số thứ tự trong danh sách)/ (ghi số ký hiệu QĐ công nhận).
Tóm tắt nội dung sáng kiến: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh thông qua việc sử dụng phương pháp thí nghiệm trong giờ khoa học lớp 5.
Môn Khoa học bước đầu hình thành cho các em tư duy chặt chẽ mang tính khoa học thông qua một số kĩ năng như: quan sát, dự đoán, thực hành thí nghiệm, vận kiến thức khoa học vào cuộc sống và tiếp tục học tập sau này. Để làm được thí nghiệm thành công đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng hợp tác, kĩ năng lập kế hoạch và kĩ năng thực hành thí nghiệm. Thí nghiệm thành công đồng nghĩa với việc học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức mới một cách tự nhiên, các em hiểu được bản chất vấn đề và sẽ ghi nhớ kiến thức một cách tương đối bền vững. Những kiến thức về tính chất và sự biến đổi của các chất lại rất trừu tượng, muốn nhận thấy cần tạo ra sự tương tác, phản ứng giữa các chất, nghĩa là phải tiến hành thí nghiệm.
Tuy nhiên, thông qua các giờ học môn Khoa học trên lớp, tôi nhận thấy đa số các em mặc dù nắm chắc phần lý thuyết nhưng khi thực hành thí nghiệm thì vô cùng lúng túng, chưa thành thạo hoặc chưa biết cách thao tác thí nghiệm. Các em có rất ít trải nghiệm thực tế kỹ năng làm thí nghiệm. Việc lĩnh hội kiến thức của các em còn xa rời thực tiễn, các em khó hình thành kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật. Các em không biết bắt đầu từ việc gì. Có em cứ chăm chăm làm thí nghiệm mà không cần biết làm thí nghiệm để rút ra nội dung bài học gì... Tất cả điều đó có thể khẳng định rằng học sinh chưa có kĩ năng thực hành thí nghiệm. Vì vậy chất lượng không cao. Tôi đã cho học sinh lớp tôi tiến hành khảo sát vào cuối tháng 10, kết quả như sau:
Lớp
TSHS
Số học sinh nắm chắc lý thuyết và thực hành thí nghiệm tốt.
Số học sinh nắm chắc lý thuyết nhưng thực hành thí nghiệm chưa tốt.
Số học sinh chưa nắm chắc lý thuyết, chưa thực hành thí nghiệm tốt.


SL
TL
SL
TL
SL
TL
5/1
33
9

11

13

Từ những thực tế trên, tôi đã nêu ra: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh thông qua việc sử dụng phương pháp thí nghiệm trong giờ khoa học lớp 5”, nhằm giúp các em đạt hiệu quả tốt hơn và nâng cao chất lượng trong giảng dạy.
1.1. Biện pháp thứ nhất: Xác định rõ mục tiêu, chuẩn bị bài chu đáo.
 - Có kế hoạch bài dạy thật chu đáo: Phải nghiên cứu kĩ mục tiêu của bài; xác định đúng trọng tâm bài để lựa chọn hình thức tổ chức, phân bố thời gian cho HS thực hành thí nghiệm. Chú trọng đến việc phân bố thời gian trong tiết dạy Khoa học có hoạt động thực hành thí nghiệm để tránh tiết dạy có thời gian thực hành nhiều quá mà các nội dung khác lại không được khắc sâu hoặc thời gian thực hành ít quá không đủ để hoàn thành thí nghiệm. Giáo viên nêu kiến thức khoa học: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Lựa chọn thí nghiệm phù hợp với nội dung bài học và phải được chuẩn bị chu đáo.
1.2. Biện pháp thứ 2: Chuẩn bị chu đáo dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho từng bài dạy cụ thể.
* Đối với giáo viên:
- Nghiên cứu chương trình, triển khai các nội dung cần chuẩn bị đến phụ huynh ngay từ đầu năm nội dung cần chuẩn bị. Vận động phụ huynh cùng tham gia vào quá trình chuẩn bị đồ dùng học tập cho học sinh trong đó có các đồ dùng chuẩn bị cho thí nghiệm khoa học.
- Giáo viên lên kế hoạch, gửi phiếu đề nghị các dụng cụ thí nghiệm cần sự hỗ trợ của phụ huynh trước một tuần và có ghi rõ những dụng cụ phụ huynh cần hỗ trợ.
- Xem trước nội dung bài dạy, dự kiến trước các tình huống, các thí nghiệm có thể học sinh sẽ nêu ra trong tiết dạy, chuẩn bị câu trả lời cho các tình huống đó. Hoàn thành tốt mục tiêu bài dạy.
- Đối với những thí nghiệm cần đến độ an toàn và chính xác, tôi chủ động tiến hành trước để có thao tác chuẩn chính xác, kiểm chứng trước tính đúng đắn của sách giáo khoa và những hiểu biết trên thực tế của bản thân.
* Đối với học sinh: Học sinh chủ động chuẩn bị từ ở nhà các loại đồ dùng phục vụ cho tiết học. Những vật dụng học sinh phải chuẩn bị là những vật dụng sẵn có ở gia đình, địa phương và đảm bảo an toàn khi các em mang đến trường. Giúp các em nhớ lâu kiến thức hơn vì kiến thức các em tự tìm tòi khám phá bao giờ cũng ấn tướng sâu sắc trong tâm trí của các em.
* Đối với phụ huynh: Phụ huynh cùng tham gia vào việc chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm giúp phụ huynh hiểu được một phần quá trình học tập của các em.
* Đối với nhà trường ( Thư viện - thiết bị): Cung cấp cho giáo viên những dụng cụ cần thiết của thí nghiệm.
	 1.3. Biện pháp thứ 3: Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực: Kỹ thuật “Trình bày một phút”, kỹ thuật “Viết tích cực” trong việc hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
* Đối với giáo viên: 
Kỹ thuật “Trình bày một phút” tiến hành như sau: Cuối hoạt động thí nghiệm, giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời: Điều quan trọng nhất các em được sau thí nghiệm là gì? Theo các em vấn đề gì quan trọng nhất chưa được giải đáp sau khi làm thí nghiệm?
 Kỹ thuật “Viết tích cực” tiến hành như sau: Giáo viên đặt câu hỏi: Sau khi tiến hành thí nghiệm, các em còn băn khoăn gì sau khi làm thí nghiệm? Các em suy nghĩ viết ra giấy trong thời gian 3 phút. Giáo viên giải đáp thắc mắc (nếu có) và chốt lại.
* Đối với học sinh:
- Kỹ thuật “Trình bày một phút”: 
+ Tạo cơ hội cho học sinh tổng kết lại kiến thức đã học và đặt câu hỏi về những điều băn khoăn, thắc mắc bằng cách trình bày ngắn gọn, cô đọng với bạn cùng nhóm, cùng lớp.
+ Câu hỏi trả lời học sinh đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em.
+ Học sinh suy nghĩ viết ra giấy. Các câu hỏi của học sinh được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau.
+ Mỗi học sinh trình bày trước lớp trong thời gian một phút về những điều các em đã học được và những câu hỏi các em muốn giải đáp hay những vấn đề các em muốn tiếp tục tìm hiểu thêm sau khi làm thí nghiệm.
+ Giúp học sinh tóm tắt nội dung đã học, phản hồi cho giáo viên về việc nắm kiến thức của các em và những chỗ các em còn băn khoăn, thắc mắc hoặc hiểu sai sau khi thực hành thí nghiệm.
- Kỹ thuật “Viết tích cực”: Các em suy nghĩ viết ra giấy trong thời gian 3 phút. Học sinh chia sẽ băn khoăn gì sau khi làm thí nghiệm.Tham gia giải đáp thắc mắc cùng giáo viên.
1.4. Biện pháp thứ 4: Sử dụng phương pháp thí nghiệm theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
* Đối với giáo viên: Hướng dẫn học sinh tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề (kiến thức khoa học) dưới dạng câu hỏi.
Bước 2: Học sinh thảo luận và đưa ra các phương án tiến hành thí nghiệm.
Bước 3: Tiến hành thí nghiệm.
Bước 4: Thu thập kết quả. Các nhóm trình bày kết quả và trao đổi các kết quả thu được.
Bước 5: Giải thích kết quả: Học sinh đối chiếu kết quả thu được với các giả thuyết ban đầu theo phiếu học tập sau	:
Thí nghiệm tiến hành
Dự đoán kết quả
Kết quả thu được



Bước 6: Kết luận: Học sinh đối chiếu kết quả tìm được với kiến thức trong sách giáo khoa.
* Đối với học sinh:
- Học sinh đưa ra cách làm thí nghiệm của mình. Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. Học sinh cùng nhóm cùng bàn bạc, thảo luận về vấn đề thí nghiệm của mình và dự kiến những dụng cụ cần thiết.
- Giải thích một số hiện tượng.
- Học sinh tự rút ra kết luận tạm thời, phù hợp với sự vận dụng kiến thức của mình.
1.5. Biện pháp thứ 5: Biện pháp dùng phương pháp "Bàn tay nặn bột" làm phương pháp chủ đạo trong quá trình giảng dạy.
* Đối với giáo viên: Tiến trình sư phạm của mỗi hoạt động trong bài dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột gồm 5 bước: 
* Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:
- Tình huống xuất phát hay câu hỏi nêu vấn đề là do giáo viên chủ động đưa ra.
- Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi và dễ hiểu đối với học sinh. Câu hỏi nêu vấn đề phải là một câu hỏi mở, không làm lộ kiến thức của bài.
* Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu:
- Sau tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề của giáo viên, học sinh sẽ bộc lộ biểu tượng ban đầu bằng cách chia sẻ những hiểu biết của mình, cùng các bạn thảo luận; sau đó đại diện nhóm báo cáo về những hiểu biết của nhóm mình trước lớp.
* Bước 3: Đề xuất câu hỏi và thiết kế thí nghiệm:
- Học sinh sẽ đặt ra các câu hỏi thắc mắc cho sự chia sẻ của các nhóm và đề xuất thí nghiệm.
- Em sẽ đề ra giải pháp gì để giải đáp cho những thắc mắc của các bạn?
* Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu:
- Học sinh thực hành thí nghiệm và vẽ hoặc viết lại những suy nghĩ của nhóm mình và chia sẽ trước lớp.
* Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
Giáo viên tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi vào vở. Sau đó, giáo viên cho học sinh đối chiếu lại với biểu tượng ban đầu, tự các em phát hiện ra cái sai để học sinh một lần nữa hiểu sâu về kiến thức của bài.
* Đối với học sinh:
	- Mỗi học sinh buộc phải có một quyển vở thí nghiệm do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của các em.
	- Học sinh phải thật cẩn thận như thí nghiệm chưng đường trên ngọn lửa để nhận biết sự biến đổi của chất, dùng dao tách các hạt đậu để quan sát hạt đậu có mấy bộ phận hoặc nhỏ a-xít vào đá vôi để biết tính chất của đá vôi,..
- Thực hiện các bước theo hướng dẫn của giáo viên.
* Điểm mới của sáng kiến: 
Điểm mới của sáng kiến là vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực: Kỹ thuật “Trình bày một phút”, kỹ thuật “Viết tích cực” trong việc hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Bên cạnh đó, tôi còn áp dụng tốt phương pháp "Bàn tay nặn bột" làm phương pháp chủ đạo trong quá trình giảng dạy.
2. Lợi ích kinh tế - xã hội có thể thu được do áp dụng sáng kiến:
Từ những việc làm thiết thực của bản thân, tôi đã tạo được niềm tin từ phía phụ huynh và được phụ huynh quan tâm, ủng hộ các dụng cụ làm thí nghiệm trong giờ thực hành thí nghiệm. Các hoạt động thí nghiệm đã trở nên hấp dẫn hơn, thu hút học sinh hơn, giúp các em tiếp thu bài một cách dễ dàng. Học sinh được tri giác trực tiếp đối tượng nghiên cứu trong quá trình thí nghiệm. Qua đó phát triển năng lực nhận thức của học sinh. Phương pháp thí nghiệm không những làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú, niềm tin của học sinh vào khoa học mà còn là động lực thúc đẩy học sinh yêu thích môn Khoa học. Các em vận dụng lý thuyết vào thực hành thí nghiệm một cách thành thạo, biết vận dụng vào thực tiễn. Kết quả tôi thu được sau khi áp dụng sáng kiến như sau:
Lớp
TSHS
Học sinh nắm chắc lý thuyết và thực hành thí nghiệm tốt.
Học sinh nắm chắc lý thuyết nhưng thực hành thí nghiệm chưa tốt.
Học sinh chưa nắm chắc lý thuyết, chưa thực hành thí nghiệm tốt.


SL
TL %
SL %
TL %
SL
TL %
5/1
33
28
84,8
5
15,2
/
/

File đính kèm:

  • docxbao_cao_skkn_bien_phap_ren_ky_nang_viet_cau_dung_cau_hay_cho.docx