Báo cáo SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh trong phân môn Tập đọc môn Tiếng Việt Lớp 2
Văn hóa đọc luôn giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, một cuốn sách hay không chỉ đem đến cho người đọc những thông tin cần thiết mà nó còn như chất xúc tác rèn luyện tính kiên nhẫn, rèn luyện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, khả năng tưởng tượng, sáng tạo… Đây là những yếu tố rất cần thiết cho sự phát triển của lứa tuổi học sinh ở tiểu học. Đặc biệt đối với học sinh lớp 2 các em bắt đầu bước sang giai đoạn đọc nhanh đọc đúng đọc lưu loát, trôi chảy để tiếp cận với các lớp 3,4 5 đòi hỏi yêu cầu cao hơn đó là đọc diễn cảm, đọc phải thể hiện được nội dung, tình cảm của bài để từ đó các em bộc lộ tình cảm của mình qua mỗi bài đọc.
Thông qua chương trình học Tiếng Việt ở lớp việc nâng cao chất lượng đọc trong phân môn Tập đọc còn giúp các em phát triển trí tuệ, tinh thần, nâng cao kiến thức để trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống tạo điều kiện và thói quen đọc sách và mang lại nhiều điều bổ ích như:
Nâng cao chất lượng đọc giúp học sinh phát triển khả năng đọc nhanh và tư duy nhanh: Lợi ích đầu tiên của việc đọc chính là giúp các em tiếp xúc với con chữ nhiều hơn. Cách sắp xếp câu chữ, hình ảnh của sách có thể giúp các em rèn luyện khả năng đọc nhanh, tư duy nhanh và có lối suy nghĩ nhanh hơn, nhạy bén hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh trong phân môn Tập đọc môn Tiếng Việt Lớp 2

giao tiếp hàng ngày. Ví dụ: Khi dạy bài “ Người thầy cũ” các em thường mắc lỗi đọc sai từ lễ phép , ngả mũ, cửa sổ giáo viên cần chia theo nhóm đọc sai. Gọi học sinh đọc lại xem em đó phát âm hay đọc sai ở âm , vần nào sau đó phân tích lỗi sai và yêu cầu em đó đọc lại. Biện pháp 2: Luyện đọc nhanh - đọc lưu loát (dùng cho nhóm học sinh đọc nhỏ, đọc chậm - đọc ê, a, nhóm học sinh đọc liến thoắng) Theo thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng tốc độ đọc cần đạt ở mỗi học kì khác nhau: Giữa học kì I: khoảng 35 tiếng / phút. Cuối học kì I: khoảng 40 tiếng / phút. Giữa học kì II: khoảng 45 tiếng / phút. Cuối học kì II: khoảng 50 tiếng / phút. Đọc nhanh còn gọi là đọc lưu loát, đọc trôi chảy, đọc nhanh là nói đến mức độ đọc về mặt tốc độ. Vấn đề đọc nhanh chỉ xảy ra sau khi đọc đúng. Mức độ thấp nhất của đọc nhanh là đọc trơn, không đọc ê a, ngắc ngứ vừa đọc vừa đánh vần. Song đọc nhanh không phải là đọc ào ào, liến thoắng, không thể hiện được nội dung, tình cảm của bài Tập đọc. Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời. Khi đọc thầm tốc độ sẽ nhanh hơn. Khi đọc cho người khác nghe thì phải đọc tốc độ kịp thời cho người nghe hiểu được.Đọc nhanh chỉ thực sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Biện pháp: Hướng dẫn học sinh nắm được tiêu chí cường độ đọc: Đọc to: là đọc đủ nghe, rõ ràng, không có nghĩa là gào lên. Những học sinh đọc quá nhỏ cần yêu cầu học sinh đọc sao cho các bạn ở xa nhất lớp vẫn nghe rõ. Giáo viên cần rèn cho học sinh ngay cả khi nói, khi trả lời câu hỏi cũng phải to đú nghe, rèn trong mỗi bài Tập đọc, trong các bài học khác, trong giao tiếp.... đến khi học sinh có thói quen đọc to. Luyện cho học sinh không đọc ê a, ngắc ngứ, đọc lặp lại. Tốc độ đọc đảm bảo theo yêu cầu, không đọc nhanh quá hay chậm quá. Muốn vậy phải luyện cho học sinh làm chủ tia mắt khi đọc: Trước hết phải luyện cho học sinh đọc không bỏ sót tiếng, bỏ sót dấu thanh; không thêm tiếng, bớt tiếng; không lạc dòng. Để làm được điều này giáo viên phải yêu cầu học sinh thật kiên trì, bước đầu có thể cho các em dùng que chỉ để chỉ vào từng chữ đọc cho chính xác, khi đã quen mặt chữ rồi thì chỉ dùng mắt để nhìn chữ đọc cho đúng. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu đúng, chính xác để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên điều khiển tốc độ bằng cách giữ nhịp đọc (có thể gõ thước làm nhịp cho học sinh giữ nhịp đọc). Đối với những em còn đọc ê a hoặc đọc liến thoắng giáo viên cần chỉ ra chính xác lỗi đọc sai của các em rồi từ từ hướng dẫn các em sửa theo mẫu của giáo viên. Phần luyện đọc này thường thực hiện khi các em luyện đọc thành tiếng. Đối với học sinh đọc liến thoắng giáo viên tập cho học sinh có thói quen đọc đúng nhịp bằng cách cho các em đọc theo nhịp gõ thước của cô giáo, còn đối với học sinh đọc chậm (đọc ê,a) thì giáo viên sẽ cho học sinh đọc từng câu, từng đoạn nhanh dần lên cho kịp bắt nhịp với các bạn khác. Ngoài ra cần sử dụng triệt để hình thức đọc thành tiếng nối tiếp trên lớp, đọc thầm có sự kiểm tra của thầy của bạn để điều chỉnh tốc độ đọc. Giáo viên đo tốc độ đọc bằng cách đọc bài Tập đọc trước và dự tính sẽ đọc trong thời gian mấy phút. Định tốc độ đọc như thế nào còn phụ thuộc vào độ khó của bài đọc. Ví dụ: Bài: Bím tóc đuôi sam (Tuần 4) học sinh có thể đọc trong vòng 2 đến 3 phút. Tốc độ đọc nhanh dần lên, đến bài “Người mẹ hiền” (Tuần 8) bài này chỉ yêu cầu đọc trong gần 2 phút. Biện pháp 3 :Luyện đọc hiểu (dùng cho tất cả các nhóm học sinh trong lớp) - Dạy học sinh đọc hiểu là dạy học sinh đọc có ý thức, hiệu quả đó đo được bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản. - Kết quả của đọc hiểu là giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là gồm toàn bộ những gì mình đọc được. Muốn đọc hiểu được văn bản thì học sinh phải biết ngắt, nghỉ đúng. Ví dụ: Bài: “Trên chiếc bè” (Tiếng Việt 2-Tập 1) Một học sinh đọc to, cả lớp đọc thầm đoạn: “Mùa thu mặt nước” Giáo viên yêu cầu học sinh tự phát hiện những câu dài: - Mùa thu mới chớm/ nhưng nước đã trong vắt/ trông thấy cả hòn cuội trắng tinh/ nằm dưới đáy.// - Những anh gọng vó đen sạm,/ gầy và cao/ nghênh cặp chân gọng vó/ đứng trên bãi lầy/ bái phục nhìn theo chúng tôi// Sau đó giáo viên treo những câu dài đã viết trên bảng phụ (hoặc trên màn hình nếu dạy trình chiếu) Học sinh tự xác định cách ngắt hơi, nghỉ hơi, nhấn giọng ở các từ ngữ của các câu đó. Giáo viên hướng dẫn và tổng kết lại cách đọc rồi cho học sinh gạch dưới các từ ngữ cần nhấn giọng và gạch chéo giữa các cụm từ cần ngắt nghỉ. Sau đó cho học sinh luyện đọc lại. Điều này đã giúp học sinh nắm bài một cách có ý thức, chủ động và phát huy khả năng cảm thụ văn học của các em. Hoặc bài: “ Gọi bạn” (Tiếng Việt 1-Tập 1): Hướng dẫn học sinh ngắt nhịp rõ ở từng câu thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ. Bê Vàng đi tìm cỏ/ Lang thang quên đường về/ Dê Trắng thương bạn quá/ Chạy khắp nẻo tìm Bê/ Đến bây giờ Dê Trắng/ Vẫn gọi hoài: “Bê! Bê!”// *Biện pháp: Người giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu được nội dung bài tập đọc bắt đầu phải hiểu được các từ trong bài đọc. Giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh đọc tiếng từ khó, câu khó bằng cách đọc mẫu chính xác rồi cho học sinh luyện đọc lại sau đó mới yêu cầu các em đọc hoàn chỉnh câu, đoạn, bài. Nếu học sinh chưa phát hiện được cách đọc giáo viên có thể đọc mẫu câu văn, khổ thơ, từ đó giúp học sinh nhận ra cách đọc phù hợp, sau đó các em được đọc lại những câu, đoạn giáo viên đã hướng dẫn để học sinh nắm chắc cách đọc của câu, đoạn, bài đó. Với học sinh lớp 2 việc Luyện đọc hiểu được coi là yêu cầu cần thiết của tiết học Tập đọc vì vậy nếu chúng ta bỏ qua hoặc là thực hiện đại khái không thực hiện tốt thì lên lớp trên các em sẽ khó có khả năng đọc diễn cảm, đọc phân vaiviệc cảm thụ văn học của các em sẽ bị hạn chế rất nhiều. Đối với học sinh đọc yếu ngoài việc rèn đọc đúng chúng ta cũng nên dần hướng dẫn các em tập đọc hiểu. Trong giờ Tập đọc để các em hiểu được nội dung, ý chính của đoạn, bài ngoài việc đọc đúng, đọc lưu loát các em cần phải có kĩ năng đọc hiểu, vì có hiểu nội dung thì mới đọc đúng được. Ngay từ đầu năm học cần xây dựng cho học sinh ý thức đọc thầm. Đó là phải chú tâm vào việc đọc và đã suy nghĩ về nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài. Phải hiểu được thì mới đọc đúng, đọc hay được. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài giáo viên đưa ra các câu hỏi theo từng nội dung đoạn cần tập cho các em có thói quen đọc thầm rồi suy nghĩ câu trả lời sao cho thoát li sách giáo khoa, không phải là đọc lại nội dung trong sách. Khi đã đọc được bài thì giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. Tôi đã sử dụng phương pháp phân tích mẫu, sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phân tích các vật liệu mẫu để hình thành các kiến thức văn học, các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Để học sinh phân tích dễ dàng giáo viên có thể tách câu hỏi trong sách giáo khoa thành nhiều câu hỏi nhỏ để học sinh dễ hiểu hơn. Ví dụ: Khi tìm hiểu bài “ Cây xoài của ông em” ( Tập đọc lớp 2, Trang 89). Với câu hỏi: Tại sao mẹ lại chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông?Tôi chia thành hai câu hỏi để dẫn học sinh: - Vào mùa xoài chín mẹ thường làm gì? - Tại sao mẹ lại chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông? Biện pháp 4: Luyện đọc diễn cảm (dùng cho nhóm học sinh đọc lưu loát, rõ ràng, mạch lạc - nhóm học nhận thức nhanh) Luyện đọc diễn cảm là luyện cho học sinh nâng cao hơn. Luyện đọc diễn cảm chính là rèn năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Muốn vậy, giáo viên phải có trách nhiệm giúp học sinh nâng cao cảm xúc, cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài Tập đọc. Đọc diễn cảm ở lớp 2 có nhiều mức độ khác nhau nhưng tôi chỉ dừng lại ở mức độ biết phân biệt lời tác giả, lời nhân vật, biết đọc đối thoại, đọc phân vai. Bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim (tuần 1) Tôi phân nhóm 3 em đọc: Người dẫn chuyện, bà cụ, cậu bé. Bài: Người mẹ hiền (Tuần 8 ) Tôi phân nhóm 5 em đọc: Người dẫn chuyện, cô giáo, bác bảo vệ, Nam, Minh. Phân tích giọng đọc các nhân vật theo văn cảnh, giọng người dẫn chuyện, từ đó học sinh nhập vai để đọc. Việc luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Quyết Thắng là khả thi, bởi qua quá trình luyện đọc có nhiều em đọc được bài lưu loát, trôi chảy, nhiều em còn có giọng đọc hay. Bởi vậy trong khi dạy Tập đọc tuỳ từng bài tôi chú ý rèn đọc diễn cảm cho học sinh. Biện pháp: Muốn các em đọc diễn cảm, phân vai được thì giáo viên phải làm tốt phần đọc hiểu. Từ đó học sinh nhập được vai, thể hiện giọng đọc đúng vai mình đóng. Giáo viên tiến hành bước đọc mẫu, hướng dẫn giọng đọc các nhân vật, giọng người dẫn chuyện (cũng có bài để phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên để học sinh tự nêu ra cách đọc diễn cảm của mình, giáo viên có thể bổ sung thêm), học sinh luyện đọc theo nhóm để tự sửa theo vai mình đóng. Học sinh thể hiện trước lớp. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp để các em thể hiện tài năng của mình. Phần luyện đọc diễn cảm chỉ dành cho học sinh nhận thức nhanh. Phần luyện đọc diễn cảm tôi cũng có thể tổ chức dưới dạng trò chơi: Thi Ai có giọng đọc giống phát thanh viên; thi thả thơ hay nhất, thi đọc đối đáp... Tuỳ từng bài Tập đọc mà lựa chọn các hình thức luyện đọc diễn cảm cho phù hợp, tránh nhàm chán. Cũng có những bài Tập đọc không có thời gian để luyện đọc diễn cảm mà giáo viên phải hướng dẫn về nhà đọc. Tóm lại: Năng lực sư phạm của giáo viên là vai trò quyết định sự thành công trong dạy học vì thế đòi hỏi người giáo viên phải tích cực tự học tự bồi dưỡng, tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với vùng miền, phù hợp với tiết dạy, bài dạyđiều đó đòi hỏi người giáo viên phải lao động nghiêm túc, tận tâm với nghề nghiệp. VI. Hiệu quả của việc thực hiện các biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2. Sau 10 tuần áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh, tôi đã dần dần khắc phục được các lỗi đọc chưa đúng của học sinh, bước đầu xây dựng cho các em thói quen biết tự sửa lỗi để đọc đúng và có hứng thú khi học phân môn Tập đọc, bước đầu biết cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong mỗi bài Tập đọc từ đó các em thêm yêu Tiếng Việt. Sau khi nghiên cứu, xây dựng đề tài sáng kiến tôi thực hành áp dụng vào dạy Tập đọc ở lớp 2E. Kết quả qua ba lần khảo sát sau khi dạy thực nghiệm. Tiết 1: Làm việc thật là vui (tuần 2 ) Ở bài này tôi chú ý nhóm học sinh mắc lỗi phát âm ngọng âm đầu, ngọng thanh trong phần đọc câu nối tiếp (biện pháp rèn đọc đúng), luyện nhóm nhóm đọc nhỏ, đọc chậm, đọc ê a trong phần đọc đoạn, bài và phần đọc lại. Tiết 2: Chiếc bút mực (tuần 5 ) Ở bài này tôi chú ý nhóm học sinh đọc ngọng vần ươn/ương, uôn/ ôn; ay/ai trong phần luyện đọc câu; sửa lỗi nhóm đọc liến thoắng, giữ nhịp đọc cho học sinh đọc đúng nhịp trong phần đọc đoạn, bài và phần đọc lại. Tiết 3: Bài Người mẹ hiền (tuần 8) Bài này tôi rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh và luyện đọc diễn cảm (vẫn kết hợp sửa lỗi cho học sinh). Nâng cao hơn sau khi các em hiểu được nội dung bài tôi tổ chức cho các em phân vai để đọc thể hiện giọng đọc qua từng nhân vật. III. Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học. Sau 10 tuần học tôi đang nghiên cứu và áp dụng các biện pháp “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh trong phân môn Tập đọc- môn Tiếng Việt lớp 2” Kết quả cụ thể: 1. Lớp dạy thực nghiệm (áp dụng sáng kiến) Tổng số học sinh Các lỗi Tuần 2 Tuần 5 Tuần 8 Tuần 10 Tổng số Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ % 30 Ngọng âm đầu 6 20% 5 16,7% 3 10% 2 6,7% Ngọng vần 4 13,3% 3 10% 2 6,7% 1 3,3% Ngọng thanh 3 10% 2 6,7% 1 3,3% 1 3,3% Đọc chậm ê, a 6 20% 4 13,3% 1 3,4% 0 0 Đọc nhỏ 8 26,7% 5 16,7% 2 6,7% 0 0 Đọc liến thoắng 3 10% 2 6,7% 1 3,3% 0 0 2.Đánh giá: Kết quả lớp thực nghiệm: Ở lớp 2E(lớp thực nghiệm) qua từng thời kỳ học sinh có chuyển biến về chất lượng đọc. Song nhóm học sinh mắc lỗi về diễn đạt thì có hiệu quả hơn, còn nhóm sai về lỗi phát âm, nhất là ngọng âm đầu còn chưa có chuyển biến nhiều. Tuần 2: Tỉ lệ học sinh đọc lưu loát ít, còn nhiều học sinh đọc ngọng, phát âm lẫn lộn, đặc biệt còn nhiều học sinh đọc ê a, có một số em cả học sinh đọc liến thoắng. Tuần 5: Nhiều học sinh thích học phân môn Tập đọc hơn. Tỉ lệ học sinh đọc ngọng đã giảm, học sinh đọc lưu loát hơn, số học sinh đọc ê a, hoặc đọc liến thoắng giảm. Các em bước đầu biết đọc đúng và đọc hiểu, bên cạnh đó vẫn còn học sinh đọc ê a, ngắc ngứ, đánh vần. Tuần 8: Tỉ lệ học sinh đọc ngọng và đọc nhỏ, đọc liến thoắng đã giảm đi rất nhiều so với những tuần đầu, các em đã biết đọc ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và những cụm từ gợi tả, gợi cảm. câu văn dài. Tuần 10: Học sinh thích học phân môn Tập đọc nhiều hơn. Số học sinh đọc ngọng giảm, học sinh đọc lưu loát hơn, số học sinh đọc ê a, hoặc đọc liến thoắng giảm hẳn không còn học sinh đọc chậm, tốc độ đọc của các em đã phần nào đảm bảo. Các em đọc hiểu chiếm tỉ lệ khá cao trong các tiết học. IV. Kết luận Để mỗi tiết học mang lại hiệu quả cao người giáo viên phải đầu tư thời gian một cách hợp lý nhằm lựa chọn các nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp, đồng thời người giáo viên phải thực sự năng động, sáng tạo, luôn trăn trở tìm tòi suy nghĩ, hình thức tổ chức dạy học sao cho mọi học sinh đều có niềm say mê hứng thú trong học tập. Trong quá trình dạy học phải nắm vững tâm lý học sinh, học sinh khối 2 các em thích được động viên, khuyến khích, khen, để thực hiện mỗi tiết dạy giáo viên cần hiểu thật rừ, nắm vững nội dung, yêu cầu cuả từng tiết (toàn bài phải đọc giọng như thế nào? tốc độ cường độ, chỗ nào phải nhấn giọng, hạ giọng, ..) Nắm chắc đặc trưng của phân môn tập đọc khối 2 trong giờ học tôi phân bố thời gian theo trình tự giáo án chú trọng các yểu tố, đọc mẫu của giáo viên, nếu giáo viên đọc mẫu tốt cũng là dạy cho học sinh được rất nhiều, đọc câu, đoạn nhằm minh họa, hướng dẫn gợi ý giúp học sinh tự tìm cách đọc. Trong chương trình tiếng việt phân môn tập đọc có nhiệm vụ rõ ràng đó là rèn cho học sinh kỹ năng đọc, nghe, nói, viết. Đọc là quá trình tiếp nhận thông tin do đó các kỹ năng đọc, nghe, nói, viết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự tạo thành các kỹ năng này giúp học sinh đạt kết quả cao trong giao tiếp. Qua quá trình tìm hiểu cách tập đọc của học sinh và công tác dạy của giáo viên đối với phân môn tập đọc trong trường tiểu học tôi thấy lớp 2E có nhiều tiến bộ song kết quả chưa hẳn là cao.Với sự tìm tòi sáng tạo trong chuyên môn, tôi cảm thấy thầy và trò còn phải cố gắng nhiều . Trên đây là một số kinh nghiệm về “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh trong phân môn Tập đọc - Môn Tiếng Việt lớp 2” được tôi áp dụng tại lớp 2E – trường Tiểu học Quyết Thắng - thị xã Đông Triều.Tôi rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp và các đồng nghiệp để ý kiến tôi đưa ra các biện pháp được hoàn thiện hơn ./. XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Người viết báo cáo Lê Thị Thu Nguyễn Thị Khánh Sinh
File đính kèm:
bao_cao_skkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_doc_cho_hoc_sinh.docx