Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 5

Học sinh lớp 5, khả năng ngôn ngữ của các em còn hạn chế. Mỗi bài văn miêu tả hay lại đòi hỏi khả năng tưởng tượng và sử dụng ngôn ngữ diễn đạt thật sinh động. Thực tế cho thấy, đa số học sinh lớp 5 viết văn miêu tả chưa hay hoặc sắp xếp ý còn lộn xộn, lủng củng, hình ảnh trong bài văn chưa gợi tả, ít liên tưởng hoặc chỉ là sao chép một cách sống sượng bài văn mẫu.

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng các em rất ngại học phân môn Tập làm văn, nhất là khi làm bài văn viết. Bởi vì kỹ năng viết bài văn của các em còn hạn chế nên chất lượng bài viết chưa cao. Thông thường các em nhìn thấy cái gì các em nghĩ cái đó theo kiểu liệt kê, chứ không biết chắt lọc các chi tiết để quan sát. Mặt khác do vốn từ của các em chưa phong phú nên các em dùng từ chưa chính xác, sử dụng câu nhạt nhẽo, không chọn lọc. Cách diễn đạt ý của câu văn mang tính chất văn nói nên khi đọc gây cảm giác rườm rà, lủng củng, lộn xộn,… Hầu hết các em chưa biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, từ láy,… nên bài văn của các em tuy đủ ý nhưng rất khô khan. Bên cạnh đó còn một số bài viết mắc nhiều lỗi chính tả. Có em viết hết cả bài văn mà không có lấy một dấu chấm, một lần xuống dòng, có em lại chấm, phẩy một cách tùy tiện. Là người trực tiếp giảng dạy, tôi luôn tự hỏi mình phải làm gì để học sinh yêu thích những con chữ, những câu văn tạo nên một bài văn miêu tả hay, yêu màu vẽ để tạo nên những bức tranh tả miêu tả trên giấy đẹp. Đây chính là chìa khóa để mở ra cho các em một bầu trời tri thức, là con đường đi tới những môn học khác.

docx 19 trang Thu Nga 15/04/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 5

Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 5
để lựa chọn, chắt lọc đưa vào bài viết của mình.
Hiệu quả của giải pháp: Là một biện pháp tích cực để giúp học sinh trau dồi vốn kiến thức văn học. Học sinh biết cách ghi chép theo chủ đề, ghi chép hàng ngày. Các em có thể tích lũy vốn từ từ nhiều nguồn: giao tiếp hàng ngày; đọc sách, báo; xem, nghe truyền hình, truyền thanh; trao đổi với bạn bè; cô giáo cung cấp;.. 
6.1.7. Giải pháp 7: Cá thể hóa hoạt động dạy học;
Mục tiêu: Nhằm phát triển năng lực từng đối tượng HS, dạy cho từng cá nhân chứ không phải dạy theo số đông, phương pháp phải phù hợp với đối tượng.
Giải pháp: Quan tâm đến đối tượng học sinh còn hạn chế về năng lực, đồng thời vẫn đảm bảo phát triển năng lực cảm thụ văn học đối với học sinh năng khiếu. Ví dụ: 
+ Bài làm của một học sinh năng khiếu: 
Bên ngoài là một hình chữ nhật nhưng ở trong chứa đựng những kho tàng kiến thức vô cùng quý giá. Các bạn có biết, đó là vật gì không? Đó chính là ngôi nhà kiến thức của tôi đấy. Ngôi nhà kiến thức được mang tên “Tiếng Việt 5, tập một”. (Tả quyển sách Tiếng việt của em)
+ Bài của một học sinh khá: 
Vào đầu năm học mới, em được bố mẹ mua cho rất nhiều sách vở, quyển nào cúng đẹp, quyển nào em cũng thích. Nhưng trong số những quyển sách đó, quyển mà em yêu quý hơn cả là quyển Tiếng Việt 5, tập một. (Tả quyển sách Tiếng việt của em)
+ Bài của HS trung bình: Đầu năm học, mẹ mua cho em một bộ sách lớp 5, em thích nhất quyển Tiếng Việt 5, tập một. (Tả quyển sách Tiếng việt của em)
Tuyệt đối không được hướng dẫn học sinh một cách đồng loạt để các em có những câu văn chung chung.
Em rất thích chiếc áo mẹ mua, em hứa sẽ học chăm ngoan, đạt thành tích tốt để ba mẹ vui lòng. (Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay).
Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào và thường xuyên lau chùi  để giữ cặp được bền. (Tả chiếc cặp sách)
Hiệu quả của giải pháp: GV phân hóa được các đối tượng học sinh, HS có năng lực viết văn thì các em phát huy được năng lực của mình và có cơ hội thi thố tài năng. Ngược lại, các em chưa giỏi thì các em có tinh thần nỗ lực và thêm tự tin vào bản thân.
	6.1.8. Giải pháp 8: Thực hiện nghiêm túc việc chấm bài và trả bài tập làm văn
	Mục tiêu: Đây là công việc giáo viên giúp học sinh nhận biết thực tế bài làm của mình, khả năng, năng lực của các em về cách viết văn. Đồng thời với việc chấm bài là việc hướng dẫn học sinh sửa bài, giúp các em phát hiện ra những điểm hay, điểm chưa đạt trong bài văn của mình. Trên cơ sở đó, học sinh phải sửa lại bài làm của mình cho đúng hơn, hay hơn. 
Giải pháp: Chấm bài là công việc lao động vất vả, phức tạp đòi hỏi người giáo 
viên phải có tinh thần trách nhiệm cao, thái độ cẩn trọng, đúng đắn. Giáo viên tiếp xúc với sản phẩm tinh thần của học sinh, kiểm nghiệm thành quả lao động giảng dạy và giáo dục của mình. Khi chấm bài, giáo viên phải có thái độ yêu thương, tôn trọng học sinh. Bài văn là kết quả lao động của các em. Vì thế, nó hay hoặc dở giáo viên vẫn phải tôn trọng. Cần nghiêm khắc, tránh tuyệt đối tình trạng “chấm bài cho xong việc” mà coi thường sản phẩm học sinh làm ra. Trong khi chấm giáo viên cần chỉ ra các loại lỗi mà học sinh đã phạm phải. Ghi chú rõ đó là lỗi gì? Sai như thế nào? Cụ thể hơn giáo viên ghi cụ thể vào cuốn sổ công tác để tiện cho việc sửa chữa khắc phục đối với bài viết học sinh trong giờ trả bài. Việc ghi lại những lỗi sai đó nhằm mục đích phục vụ cho công việc giảng dạy lí thuyết hay sử dụng tư liệu cho tiết trả bài. 
 	 Sự liên kết nội dung là liên kết bên trong khó nhận thấy, nhiều người thường chú ý đến hình thức ngôn từ mà không coi trọng đến logic của các ý trong bài. Trong khi chữa văn cho học sinh, giáo viên cần chú ý chữa lỗi chính tả, chữa lời và chữa ý.
Người giáo viên cần hiểu rõ mục tiêu của tiết trả bài để thực hiện một cách nghiêm túc, kĩ lưỡng, tránh làm “lấy lệ”, không thể qua loa, đại khái. Muốn làm được như vậy, giáo viên cần:
- Chấm bài thật kĩ, thấy rõ ưu, nhược điểm của từng bài viết; chữa lỗi tiêu biểu cần khắc phục ngay cho các em.
- Ghi lại các lỗi của học sinh theo từng loại: Lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu, lỗi diễn đạt,; Ghi lại các từ, câu, đoạn văn hay.
- Thống kê và phân loại bài. Nhận xét chung về ưu, nhược điểm trong bài viết của học sinh. 
* Trong giờ trả bài:
Đồng thời với việc chấm bài là việc hướng dẫn học sinh sửa bài, giúp các em phát hiện ra những điểm hay, điểm chưa đạt trong bài văn của mình. 
 	Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại đoạn đã viết, tự kiểm tra đối chiếu với mục đích yêu cầu đặt ra lúc đầu để tự đánh giá, sửa chữa bài viết của mình. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xem xét cả nội dung và hình thức diễn đạt. 
- Tiến hành đúng như quy trình đã hướng dẫn (Linh hoạt về thời gian thực hiện các bước, hình thức tổ chức sửa lỗi như thảo luận nhóm, tuỳ theo kết quả bài viết của học sinh).
- Lưu ý: Học sinh phải thấy được lỗi trong bài văn của mình và của bạn; sửa được lỗi đó và ghi nhớ nó; hiểu rõ và có nhu cầu học hỏi những từ, câu, đoạn văn hay, giàu hình ảnh và sức gợi tả. Trước khi cho học sinh học hỏi những từ, câu, đoạn văn hay cần lưu ý cho các em đọc lên (thành tiếng và đọc thầm) một cách diễn cảm thì tất cả các em mới cảm nhận được sự thú vị của cái hay đó.
 	Tuy nhiên, ta cũng không nên đòi hỏi quá cao ở học sinh. Tuỳ vào đối tượng học sinh mà đặt ra các em sửa lỗi hay học từ, câu, đoạn hay ở mức độ nào. 
	 Hiệu quả của giải pháp: Giáo viên không làm hộ, làm thay học sinh mà chỉ giữ vị trí cố vấn, uốn nắn những suy nghĩ lệch lạc cho học sinh. Từ những nhận xét của GV, học sinh tự phát hiện những ưu điểm, hạn chế trong bài làm của mình, của bạn nhằm phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của học sinh, các em biết phát huy ưu điểm và đưa ra cách sửa chữa phù hợp. Sau khi học sinh đã phát hiện ra lỗi sai và đưa ra cách làm đúng. Từ đó các em sẽ chú ý để tránh mắc những lỗi sai tương tự. 
Tóm lại: Các biện pháp tôi đưa ra có mối liên hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau. Khi Giáo viên đã tạo được hứng thú cho học sinh trong các tiết học văn miêu tả thì các em sẽ dễ dàng tiếp thu, thực hiện các nội dung mà giáo viên gợi ý, hướng dẫn. Các em đã tích lũy cho mình vốn từ ngữ phong phú, các biện pháp tu từ khi viết văn thì các em sẽ thực hành viết đoạn, viết bài văn hay, giàu cảm xúc. Nếu người giáo viên đứng lớp biết kết hợp các giải pháp, biện pháp đó một cách đồng bộ, khéo léo, khoa học và sáng tạo thì sẽ gây được hứng thú cho học sinh và tiết học sẽ rất thành công.
Với cách thức dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 nói trên, giáo viên phải có kế hoạch một cách có hệ thống, phải kiên trì, bền bỉ, lâu dài, không thể nóng vội. Khi học sinh đã hiểu rõ đặc điểm của văn miêu tả, biết quan sát đối tượng, tích lũy được vốn từ miêu tả, biết xây dựng bố cục bài văn; cách diễn đạt, biết tưởng tượng và sử dụng biện pháp nghệ thuật trong viết văn, được sửa lỗi kĩ càng trong tiết trả bài thì viết văn miêu tả trở nên dễ dàng hơn; học sinh hứng thú học hơn rất nhiều, chất lượng bài viết của học sinh được nâng cao. 
6.2. Tính mới của sáng kiến: 
Sáng kiến tôi nghiên cứu là vấn đề khó, mới lần đầu áp dụng tại trường. Đó là vấn đề thiết thực, gắn với nhiệm vụ phân công và cần thiết của ngành. Những giải pháp đã giải quyết được những băn khoăn, sự đơn điệu trong quá trình lên lớp của tôi so với những ngày đầu tiếp cận với văn miêu tả. GV phải có kế hoạch một cách hệ thống, phải kiên trì, bền bỉ, lâu dài, tự nghiên cứu, tích lũy, nhằm nâng cao được hiệu quả, chất lượng trong quá trình giảng dạy của mình.
GV là người hướng dẫn, định hướng để học sinh phát huy khả năng tự học, chủ động, sáng tạo: 
- Lập được dàn bài chi tiết theo nội dung, yêu cầu của đề bài.
- Viết được một đoạn văn, bài văn miêu tả hay, giàu hình ảnh, diễn đạt trôi chảy, sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí. Mỗi đoạn văn đảm bảo được câu mở đoạn và câu kết đoạn. Biết viết câu chuyển giữa các đoạn .
- Thông qua việc trình bày bài văn đã viết trước lớp, học sinh  phát triển khả năng diễn đạt, giao tiếp và học tập những điểm hay ở bài văn của bạn.
Qua đó tạo động cơ học văn miêu tả cho học sinh lớp 5, mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách cho HS. Giúp người dạy, người học có một quan niệm mới về môn học.
 7. Hiệu quả đạt được khi áp dụng sáng kiến:
- Sau 1 năm nghiên cứu và áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng viết văn miêu tả tại lớp 5A trường TH Quyết Thắng, chất lượng viết văn miêu tả của lớp 5A đạt hiệu quả rõ rệt. Dưới đây là bảng thống kê chất lượng viết văn miêu tả của lớp 5A trước và sau khi áp dụng SK. Cụ thể:	
	Qua các bảng số liệu, ta thấy chất lượng phân môn Tập làm văn sau khi áp dụng đề tài này thật đáng phấn khởi, đây là kết quả của một quá trình phấn đấu của cả cô và trò lớp 5A trường Tiểu học Quyết Thắng. Chất lượng phân môn Tập làm văn nâng lên rõ rệt đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt của lớp và của tổ chuyên môn:
Trong giờ học các em tập trung hơn. Có khá nhiều học sinh (nhất là HS học tốt) đã có cuốn sổ tay riêng để ghi lại những điều quan sát được, những câu văn hay,... 
Thành tích học tập của các em học sinh có rất nhiều tiến bộ. Từ việc ngại viết văn các em đã hứng thú làm văn biết thực hiện làm một bài văn miêu tả theo trình tự các bước một cách độc lập và thành thói quen tốt. Nhiều bài văn có chất lượng cao. Tình trạng học sinh làm lạc đề, sai lỗi về chính tả, lỗi dùng từ đặt câu...đã giảm rõ rệt. Nhiều học sinh biết cách sử dụng những biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa vào bài của mình làm cho bài văn trở nên sinh động và giàu hình ảnh. Bên cạnh đó các em còn biết làm văn có cảm xúc hơn, câu văn chau chuốt hơn, mở bài, kết bài khá ấn tượng, mới mẻ... Ngoài ra học sinh còn thể hiện được cái tôi của mình một cách rõ ràng, bộc bạch được cái tôi của mình một cách trọn vẹn, linh hoạt hơn trong giao tiếp. 
Học sinh biết tự đánh giá mình, đánh giá bạn, biết học tập những ưu điểm của bạn và sửa chữa những hạn chế của mình hoặc của bạn giúp các em chủ động, tự tin hơn và mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
8. Khả năng áp dụng, phạm vi, lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
8.1. Khả năng áp dụng, phạm vi, lĩnh vực áp dụng:
Kinh nghiệm: “Biện pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5” đã được áp dụng có hiệu quả tại trường Tiểu học Quyết Thắng. 
8.2. Kết quả của việc ứng dụng đề tài:
Giáo viên:
Nắm chắc, hiểu sâu rộng, bao hàm được kiến thức về văn miêu tả qua đề tài Biện pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5.
	Thiết kế và tổ chức tiến hành các tiết học của môn Tiếng Việt nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.
	Học sinh:
 Kĩ năng viết văn miêu tả của HS tốt hơn, lời văn sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc hơn.
 Học sinh tích cực, chủ động hơn trong giờ học, ham thích khi được học tiết Tập làm văn, mạnh dạn bộc lộ khả năng của mình trước lớp qua các tiết học Tập làm văn.
 Trong giao tiếp học sinh nhạy bén, tự tin, dùng từ chuẩn xác.
 Chất lượng giờ học, tỉ lệ học sinh tự tin, yêu thích môn học nâng lên rõ rệt.
8.3. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu:
 Để rèn cho học sinh có kĩ năng tốt khi viết văn miêu tả thì người giáo viên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
 Cung cấp cho HS phương pháp làm văn miêu tả. Đồng thời cần hướng dẫn HS 
có một số thủ pháp làm văn miêu tả. Tạo thói quen chăm chú nghe giảng, nắm vững kiểu bài, có kĩ năng quan sát, tìm ý, tìm từ ngữ phù hợp, có bố cục rõ ràng,
 Xây dựng một số bài tập bổ trợ rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật tu từ. 
 Cung cấp, khuyến khích học sinh tích lũy vốn từ ngữ, vốn kiến thức văn học khi học, đọc các bài văn, thơ về miêu tả; Bồi dưỡng cho học sinh vốn sống, vốn hiểu biết về thế giới xung quanh. 
 Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài; Kiểm tra, đánh giá bài thường xuyên, chỉnh sửa kịp thời thường xuyên, chuyển kết quả đánh giá của giáo viên thành kĩ năng tự đánh giá của học sinh. 
 Phải nắm vững đối tượng học sinh, hiểu rõ trình độ và năng lực, hoàn cảnh và sở thích của từng em; Phải phân loại được HS, người giáo viên mới có thể áp dụng những pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, với từng cá thể HS.
 Tạo không khí sôi nổi, tôn trọng sự khác biệt, sự chân thực của học sinh, khích lệ động viên khi các em có sự cố gắng dù là đôi chút 
 Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để cung cấp cho HS những hình ảnh sinh động về cảnh vật và đặc biệt là những cảnh đẹp của đất nước mà các em ít có điều kiện biết đến.
Cần phải có sự luyện tập hết mình của giáo viên - học sinh; cần giữ lại bài văn hay ở những năm học trước để làm mẫu cho học sinh những năm tiếp theo. 
8.4. Những kiến nghị, đề xuất:
Đối với công tác chỉ đạo chuyên môn của nhà trường: 
Nên tổ chức các chuyên đề dạy tập làm văn và có ý kiến đóng góp, chỉ đạo để tôi và đồng nghiệp học hỏi, rút kinh nghiệm cho bản thân dạy Tập làm văn ngày một tốt hơn.
Đối với giáo viên: 
Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu tìm tòi, học hỏi để có phương pháp giảng dạy tối ưu.
Phải có một quan niệm mới về môn học: Phân môn Tập làm văn là môn học sáng tạo chứ không phải sao chép,Là môn học tổng hợp kiến thức của  các môn học khác và kiến thức của cuộc sống, là môn tổng hợp các kĩ năng (kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng trình bày và tạo lập văn bản,...)
Giải pháp đồng bộ:
 	+ Hiểu được tầm quan trọng của từng môn học, dạy đúng môn, đủ thời lượng, không coi trọng môn này hoặc xem nhẹ môn kia.
 	+ Nghiêm túc thực hiện việc Giáo dục toàn diện cho học sinh.
+ Khuyến khích việc đọc sách bằng cách: thư viện trong nhà trường phải hoạt động hiệu quả, lượng sách phong phú, đầy đủ chủng loại, quân tâm nhiều đến sách văn học,. Bố mẹ thường xuyên đưa con đến các hiệu sách, định hướng việc chọn sách cho con, mua sách thưởng cho con mỗi khi con có thành tích tốt,
      	+ Tạo điều kiện cho các em hoà nhập với thiên nhiên, đưa vào các chương trình sinh hoạt tập thể những trò chơi, những nội dung nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, các trò chơi dân gian, các bài đồng dao,.
 Trên đây là một số biện pháp mà trong quá trình giảng dạy kĩ năng làm văn miêu tả tôi đã áp dụng vào việc giảng dạy của mình. Mặc dù vấn đề tôi đưa ra chưa phải là tối ưu nhưng phần nào nó đó giúp tôi tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất cho bản thân. Nếu tích cực thực hiện tôi tin rằng vấn đề tôi đưa ra sẽ đạt kết quả cao hơn.
9. Thời điểm áp dụng: 
Từ ngày 15 tháng 9 năm 2020 đến ngày 15 tháng 5 năm 2021
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
	Bằng kinh nghiệm và trình độ nhận thức của bản thân, tôi cam kết bản thân đã tự nghiên cứu và viết sáng kiến này không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. 
HIỆU TRƯỞNG
Lê Thị Thu
NGƯỜI BÁO CÁO 
Nguyễn Thị Hoan

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỞNG PHÒNG
Phạm Thị Thanh Tâm
XÁC NHẬN CỦA UBND THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

File đính kèm:

  • docxbao_cao_sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong.docx